CÁC BÀI VIẾT TRÊN WEBSITE ĐƯỢC TỔNG HỢP TỪ NHIỀU NGUỒN TRÊN MẠNG XÃ HỘI, INTERNET. CHÚNG TÔI KHÔNG CUNG CẤP CÁC THÔNG TIN NÀY.
Thời gian gần đây, trong nội thành Hà Nội thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông. Đặc biệt là các tuyến Nguyễn Trãi – Hà Đông và Cầu Giấy – Xuân Thủy. Đây là hai tuyến đường có các "đại công trường" xây dựng đường sắt trên cao đang xây dựng. Có những ngày, ùn tắc kéo dài 2 – 3 giờ đồng hồ quanh khu vực trên.
Để hạn chế vấn nạn ùn tắc giao thông mới phát sinh trở lại, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết Bộ GTVT đang phối hợp với UBND TP Hà Nội thực hiện các giải pháp đồng bộ.
Vui lòng liên hệ PTH Vina để được tư vấn: Barrier tu dong chi tiết và miễn phí
Cụ thể, để giảm tải cho tuyến Nguyễn Trãi – Hà Đông và Cầu Giấy – Xuân Thủy, UBND TP Hà Nội đã phân luồng sang đường Lê Văn Lương hay đường Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Phong Sắc kéo dài. Tuy nhiên, theo ông Trường, không nhiều người dân đi sang các tuyến được phân luồng.
Ông Trường khẳng định dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông đã hoàn thành toàn bộ phần trụ và sắp thông hầm Thanh Xuân. Hiện chỉ còn xây dựng một số nhà ga nên đến cuối năm nay, con đường này sẽ cơ bản hết ùn tắc.
UBND TP Hà Nội sẽ xén bớt vỉa hè, thu hẹp diện tích rào chắn công trường để tăng diện tích mặt đường tuyến Xuân Thủy – Cầu Giấy (Ảnh: Nguyễn Đức)
Đối với dự án đường sắt đô thị tuyến Nhổn – Ga Hà Nội, hiện tình trạng ùn tắc giao thông diễn ra nghiêm trọng vào giờ cao điểm thường xuyên xảy ra ở đoạn đường từ Đại học Quốc gia – Cầu Giấy.
Hiện TP Hà Nội đang tìm giải pháp để tiếp tục xén vỉa hè, mở rộng diện tích mặt đường, đồng thời yêu cầu các nhà thầu bóp lại diện tích phần rào chắn bằng tôn. Ông Trường cho rằng diện tích cho phần thi công hiện vẫn còn khá lớn.
Thứ trưởng Bộ GTVT nói thêm: "Bên cạnh đó, chúng tôi cũng yêu cầu các nhà thầu thi công 24/24h để rút ngắn tiến độ. Trước đây dự kiến năm 2019 sẽ hoàn thành dự án thì bây giờ phấn đấu đến năm 2017 thực hiện xong".
Ở các điểm ùn tắc phát sinh khác, Bộ GTVT cho biết sẽ giải quyết bằng cách xây dựng cầu vượt. Ví dụ ngã tư Hoàng Minh Giám – Lê Văn Lương sẽ được làm cầu vượt để giải quyết nút ùn tắc này.
Ông Nguyễn Hồng Trường bày tỏ: "Bên cạnh các giải pháp kỹ thuật, chúng tôi cũng mong người dân khi tham gia giao thông có ý thức hơn. Chúng ta cũng cần chấp nhận tình trạng hạ tầng như hiện nay để dần dần hoàn thiện, có các phương án giải quyết triệt để".
CÁC BÀI VIẾT TRÊN WEBSITE ĐƯỢC TỔNG HỢP TỪ NHIỀU NGUỒN TRÊN MẠNG XÃ HỘI, INTERNET. CHÚNG TÔI KHÔNG CUNG CẤP CÁC THÔNG TIN NÀY.